Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phong Thuỷ hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0700450854 cấp lần đầu ngày 30/11/2009 và được đăng ký thay đổi lần 2 ngày 20/04/2011, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 19/06/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Qua thời gian hoạt động, đơn vị chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều công trình trong và ngoài tỉnh thuộc các lĩnh vực được phép kinh doanh. Các công trình đơn vị chúng tôi thực hiện đều đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ, mỹ thuật được Chủ đầu tư đánh giá cao. [Xem tiếp >>]
Phong Thuỷ sở hữu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu thí nghiệm và kiểm định chất lượng các công trình xây dựng trên mọi miền của Tổ quốc. [ Xem tiếp >> ]
• Hệ thống nén tĩnh • Máy uốn, kéo thép • Máy nén bê tông • Máy nén Marshall, CBR • Máy tách chiết nhựa • Máy khoan, cắt
• Thiết bị đo E đàn hồi • Tủ sấy, lò nung • Các đồng hồ đo • Máy toàn đạc • Máy kinh vĩ • Máy thủy bình...
Nhà đất
6
Các dịch vụ tư vấn nhà đất - bất động sản của Phong Thuỷ bao gồm: [ Xem tiếp >> ]
Dịch vụ môi giới mua - bán, thuê - cho thuê bất động sản
Dịch vụ quản lý, tiếp thị các dự án bất động sản
Dịch vụ quảng cáo, rao bán, cho thuê bất động sản
Dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản
Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bất động sản
Làm các thủ tục trọn gói về giao dịch bất động sản
Quy định trình tự của việc lập thiết kế bản vẽ và dự toán từ khi nhận nhiệm vụ thiết kế đến khi được Chủ đầu tư phê duyệt.
2. Phạm vi áp dụng:
áp dụng tại Phòng tư vấn và các bộ phận liên quan của Trung tâm
3. Tài liệu viện dẫn:
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội quy định về hoạt động xây dựng
Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Số 16/2005/NĐ-CP
Nghị định 209/ 204/ NĐ-CP, ngày 16 tháng 12 năm 2004 Nghị định của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của Tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
4. Thuật ngữ:
P. TV : Phòng Tư vấn xây dựng
P. HC-TH : Phòng Hành chính - Tổng hợp
5. Nội dung quy trình:
5.1 Sơ đồ quy trình:
5.2 Mô tả sơ đồ quy trình
5.2.1 Phòng Tư vấn nhận nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch từ Giám đốc Trung tâm theo Phiếu giao nhiệm vụ BM-[KCX-KHĐ]-PGNV.
Phòng Tư vấn tiến hành thu thập số liệu của công trình: Số liệu khảo sát địa chất; Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án để lập nhiệm vụ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
5.2.2 Triển khai thiết kế và lập dự toán:
Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình.
Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a và c;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
Căn cứ để lập thiết kế; Các yêu cầu đối với hồ sơ thiết kế và Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 209/ 204/ NĐ-CP cụ thể như sau:
1) Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;
b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
2) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:
a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;
c) Dự toán thi công xây dựng công trình.
3) Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
a) Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
b) Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
5.2.3 Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình: theo quy định tại Điều 16 Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP, Điều 16 Nghị định 209/ 204/ NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP.
5.2.4 Thay đổi thiết kế:
Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình
Quy trình thẩm tra hồ sơ
1. Mục đích:
Quy trình này được xây dựng trên cơ sở các luật định liên quan nhằm quy định trình tự và trách nhiệm của Cán bộ thực hiện công việc thẩm tra hồ sơ.
2. Phạm vi áp dụng:
áp dụng cho Phòng Kinh tế xây dựng và các Cán bộ liên quan trong hoạt động thẩm tra hồ sơ của Trung tâm.
3. Tài liệu viện dẫn:
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội quy định về hoạt động xây dựng.
- Căn cứ các Nghị định: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 12/2009/NĐ-CP; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ các Nghị định: số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;
- Căn cứ Thông tư số 12/2005/ TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 27/2009/ TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 22/2009/ TT-BXD ngày 6/7/2009 của Bộ Xây dựng qui định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
4. Thuật ngữ:
P. HC-TH : Phòng Hành chính - Tổng hợp
P. KT : Phòng Kinh tế xây dựng
5. Nội dung quy trình:
5.1 Sơ đồ quy trình:
5.2 Mô tả sơ đồ quy trình
5.2.1 Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ cho Phòng thực hiện nhiệm vụ theo Phiếu giao nhiệm vụ BM-[KCX-KHĐ]-PGNV.
5.2.2 Phòng được giao nhiệm vụ căn cứ theo nhiệm vụ được giao và năng lực của Cán bộ nhân viên trong phòng tiếp tục phân công nhiệm vụ theo Phiếu giao nhiệm vụ BM-[KCX-KHĐ]-PGNV, trong phần giao nhiệm vụ của phòng chỉ định rõ ai là chủ trì và thành viên được giao gồm những ai.
5.2.3 Chủ trì tiến hành tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xem xét thành phần của hồ sơ đã đầy đủ chưa, nếu có vấn đề gì hay thiếu hồ sơ thì thông báo cho Phòng Hành chính - Tổng hợp để yêu cầu Khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Khách hàng để yêu cầu bổ sung.
5.2.4 Căn cứ nhiệm vụ được phân công và căn cứ theo hồ sơ dự án Chủ trì tiến hành lập kế hoạch thẩm tra và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm theo biểu Kế hoạch thẩm tra BM-[KT-TTTK]-KHTT, trong kế hoạch nêu rõ thời gian của từng khối lượng cụ thể, và phân công rõ nhiệm vụ của từng thành viên...
5.2.5 Chủ trì cùng các thành viên tiến hành công việc thẩm tra theo kế hoạch thẩm tra và nhiệm vụ được phân công của từng thành viên.
5.2.6 Chủ trì là đầu mối để tiếp nhận và xử lý kết quả thẩm tra của từng thành viên, Chủ trì cùng các thành viên tập hợp kết quả của từng thành viên để lập Báo cáo kết quả thẩm tra BM-[KT-TTK]-BCTT.
5.2.7 Chủ trì kiểm tra Báo cáo thẩm tra sau đó chuyển cho trưởng phòng đánh giá sau đó chuyển cho Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm tra. Các điểm chưa đúng đều được tập hợp và ghi nhận để kiểm tra lại kết quả từ bước thực hiện công việc thẩm tra, tập hợp kết quả báo cáo và Lập báo cáo kết quả thẩm tra (thẩm tra thiết kế, dự toán).
5.2.8 Báo cáo sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh (nếu có sai sót) các thành viên cùng chủ trì, trưởng phòng được giao nhiệm vụ, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật ký xác nhận.
5.2.9 Báo cáo thẩm tra được photo thành 6 bản để chuyển Chủ đầu tư, Phòng Hành chính - Tổng hợp lưu bản gốc.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHONG THUỶ
- Trụ sở: Sổ 8 phố Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.