Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phong Thuỷ hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0700450854 cấp lần đầu ngày 30/11/2009 và được đăng ký thay đổi lần 2 ngày 20/04/2011, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 19/06/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Qua thời gian hoạt động, đơn vị chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều công trình trong và ngoài tỉnh thuộc các lĩnh vực được phép kinh doanh. Các công trình đơn vị chúng tôi thực hiện đều đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ, mỹ thuật được Chủ đầu tư đánh giá cao. [Xem tiếp >>]
Phong Thuỷ sở hữu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu thí nghiệm và kiểm định chất lượng các công trình xây dựng trên mọi miền của Tổ quốc. [ Xem tiếp >> ]
• Hệ thống nén tĩnh • Máy uốn, kéo thép • Máy nén bê tông • Máy nén Marshall, CBR • Máy tách chiết nhựa • Máy khoan, cắt
• Thiết bị đo E đàn hồi • Tủ sấy, lò nung • Các đồng hồ đo • Máy toàn đạc • Máy kinh vĩ • Máy thủy bình...
Real estate
6
Các dịch vụ tư vấn nhà đất - bất động sản của Phong Thuỷ bao gồm: [ Xem tiếp >> ]
Dịch vụ môi giới mua - bán, thuê - cho thuê bất động sản
Dịch vụ quản lý, tiếp thị các dự án bất động sản
Dịch vụ quảng cáo, rao bán, cho thuê bất động sản
Dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản
Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bất động sản
Làm các thủ tục trọn gói về giao dịch bất động sản
1. Mục đích: Thủ tục này quy định trình từ các bước tiến hành thí nghiệm từ khi khảo sát lấy mẫu cho đến khi bàn giao kết quả thí nghiệm cho khách hàng. 2. Phạm vi áp dụng: Thủ tục này áp dụng đối với Phòng thí nghiệm vật liệu và cấu kiện XD LAS-XD1118. 3. Tài liệu viện dẫn: Không 4. Thuật ngữ P. TN: Phòng thí nghiệm 5. Nội dung: 5.1. Sơ đồ quy trình: 5.2. Mô tả sơ đồ quy trình: Phòng thí nghiệm tiếp nhận thông tin lấy mẫu hiện trường, cập nhật luôn vào bảng công tác trong phòng, trưởng phòng kiểm tra thông tin và giao nhiệm vụ lấy mẫu cho các nhân viên trong phòng Nhân viên được giao nhiệm vụ lấy mẫu tiến hành lấy mẫu tại hiện trường của Khách hàng, và cập nhật vào Sổ lấy mẫu hiện trường được lập riêng đối với từng loại mẫu. Trong trường hợp Khách hàng mang mẫu đến tiến hành ký nhận Biên bản nhận mẫu BM-[TN-STCL]-BBNM. Việc lấy mẫu trong một ngày được theo dõi vào Sổ theo dõi lấy mẫu hàng ngày BM-[TN-STCL]-TDLMHN Mẫu lấy về được quản lý theo quy định của phần Quản lý mẫu của Sổ tay chất lượng này nhằm đảm bảo kết quả thử nghiệm được chính xác. Nhân viên phòng thí nghiệm tiến hành thí nghiệm, quy trình thí nghiệm thực hiện theo TCVN tương ứng của phép thử. Nhân viên thí nghiệm tổng hợp số liệu và xử lý kết quả thử nghiệm để lập Kết quả thử nghiệm BM-[TN-STCL]-KQTN, nhân viên thí nghiệm kiểm tra lại Kết quả và chuyển cho TP. Thí nghiệm kiểm tra và phê duyệt. Phòng Thí nghiệm cùng khách hàng làm Biên bản bàn giao kết quả thí nghiệm BM-[TN-STCL]-BGKQTN và chuyển Kết quả thí nghiệm BM-[TN-STCL]-KQTN cho Khách hàng. Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng
TT
PL
Tên hồ sơ/Phụ lục (PL)
Mã số
Thời gian lưu trữ
Bộ phận lưu trữ
1.
Quyết định giao nhiệm vụ
Dài hạn
P.KĐ/ CB được phân công/ P. HC-TH
2.
Các tài liệu, hồ sơ của Công trình
Dài hạn
P.KĐ/P. HC-TH
3.
Đề cương + Dự toán
BM-[KĐ-KĐCL]-ĐC
Dài hạn
P.KĐ/ P. HC-TH
4.
Kế hoạch thực hiện
BM-[KĐ-KĐCL]-KHKĐ
Dài hạn
P.KĐ/ P. HC-TH
5.
Các văn bản ghi nhận trong quá trình làm việc
Dài hạn
P.KĐ/ P. HC-TH
6.
Các biên bản làm việc
BM-[KĐ-KĐCL]-BBLV
Dài hạn
P.KĐ/ P. HC-TH
7.
Các kết quả thử nghiệm (nếu có)
Dài hạn
P.KĐ/ P. HC-TH
8.
Báo cáo kết quả kiểm định
Dài hạn
P.KĐ/ P. HC-TH
Quy trình chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
1. Mục đích: Quy trình được xây dựng nhằm mục đích sử dụng làm cơ sở cho hoạt động kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo An toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và theo Thông tư hướng dẫn số 16/2008/TT-BXD ngày 11/09/2008 của Bộ xây dựng. 2. Phạm vi áp dụng: áp dụng cho phòng Kiểm định và các cán bộ nhân viên được giao nhiệm vụ kiểm định chất lượng công trình. Phạm vi kiểm tra và chứng nhận chất lượng bao gồm các công trình xây dựng quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư hướng dẫn số 16/2008/TT-BXD Căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, việc chứng nhận có 3 trường hợp sau: - Trường hợp 1 (Công trình chưa xây dựng): Thực hiện chứng nhận chất lượng từ khi khởi công đến khi kết thúc xây dựng công trình - Trường hợp 2 (Công trình đã xây dựng hoàn thành): Thực hiện chứng nhận chất lượng khi công trình đ• hoàn thành - Trường hợp 3 (Công trình đang xây dựng dở dang): áp dụng cả 2 trường hợp trên, cụ thể là: + Phần chưa xây dựng: áp dụng trường hợp 1 + Phần đã xây dựng: áp dụng trường hợp 2 3. Tài liệu viện dẫn: Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội về xây dựng; Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP Thông tư số 16/ 2008/TT-BXD ngày 11/09/2008 của Bộ xây dựng Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng 4. Thuật ngữ: Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là việc đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình. P. HC-TH : Phòng Hành chính - Tổng hợp CBNV : Cán bộ nhân viên CTXD : Công trình xây dựng 5. Nội dung quy trình: 5.1 Sơ đồ quy trình: 5.2 Mô tả sơ đồ quy trình: Nguyên tắc thực hiện: - Đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, chính xác, khách quan. - Thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận chất lượng theo hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên đề nghị chứng nhận và bên chứng nhận, trên cơ sở đề cương kiểm tra và chứng nhận. Phương pháp kiểm tra: - Dựa trên cơ sở xem xét, đánh giá hồ sơ pháp lý, hồ sơ thiết kế và hồ sơ quản lý chất lượng của chủ đầu tư. - Kiểm tra xác suất chất lượng thi công bộ phận, cấu kiện chính của công trình (Chứng kiến công tác kiểm định, thí nghiệm, nghiệm thu, v.v.) - Chứng nhận chất lượng theo các nội dung đã được kiểm tra đạt yêu cầu: đơn vị chứng nhận chịu trách nhiệm đối với các phần công việc trực tiếp tham gia kiểm tra và chứng kiến theo pháp luật; Đơn vị chứng nhận không chịu trách nhiệm đối với các hành vi làm giả, làm sai lệch kết quả, hồ sơ quản lý chất lượng của đơn vị chứng nhận và các bên có liên quan. Mô tả sơ đồ: 5.2.1 Yêu cầu chứng nhận chất lượng Đây là yêu cầu của chủ thể cần kiểm tra và chứng nhận chất lượng được xác lập trong hợp đồng giữa hai bên. 5.2.2 Xác định đối tượng chứng nhận chất lượng Xác định đối tượng công trình: Căn cứ vào quy mô, loại công trình, vị trí địa lý, ... Trung tâm xác định công trình thuộc loại, giai đoạn nào để có cơ sở lập đề cương và ra quyết định thành lập bộ máy kiểm tra phù hợp. Xác định nội dung kiểm tra và chứng nhận (Tuỳ thuộc vào tính chất công trình để lựa chọn nội dung) - An toàn về khả năng chịu lực của công trình - An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình 5.2.3 Lập hợp đồng kinh tế; lập đề cương và dự toán chi phí 5.2.3.1. Lập hợp đồng kinh tế trên cơ sở: - Yêu cầu của chủ thể cần kiểm tra và chứng nhận - Tính chất của công trình - Giá trị hợp đồng có thể được tạm tính bằng 35% chi phí giám sát thi công công trình hoặc lập dự toán. 5.2.3.2. Lập đề cương và dự dự toán chi phí 5.2.3.2.1. Lập đề cương: Đề cương thể hiện trình tự, phương pháp, nội dung chứng nhận chất lượng của đối tượng được chứng nhận, tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của từng đối tượng được xác định thành các bước như sau: Trường hợp 1: Thực hiện chứng nhận chất lượng công trình (Hạng mục công trình) từ khi khởi công 1) Xem xét, đánh giá hồ sơ quản lý chất lượng a) Xem xét, đánh giá hồ sơ pháp lý - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền; - Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo quy định; - Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định; - Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; - Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày, tháng, năm của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tơư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, thí nghiệm, kiểm định chất lơượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp, hợp đồng giữa nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ (tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng ); - Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng; - Biên bản của Sở Xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng. b) Tài liệu quản lý chất lượng - Nhật ký thi công xây dựng công trình; Nhật ký giám sát của chủ đầu tư; - Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị theo quy định; - Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo); - Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác định nguồn gốc, xuất xứ xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình; - Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện; - Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp điện, cấp nước, cấp gaz ... do nơi sản xuất cấp; - Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định; - Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải); - Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ; - Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng .v.v); - Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại .v.v; - Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trìnhvà các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay.v.v) (nếu có); - Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình - Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về: + Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước; + Phòng cháy chữa cháy, nổ; + Chống sét; + An toàn vận hành; + Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); + Chỉ giới đất xây dựng; + Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...); - Báo cáo kiểm định chất lượng công trình xây dựng theo quy định; - Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có); - Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng; - Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình để đưa vào sử dụng. 2) Kiểm tra, chứng kiến trong quá trình thi công tại hiện trường a) Kiểm tra, chứng kiến xác suất vật tư, trang thiết bị của công trình - Kiểm tra xác suất sự phù hợp của một số loại vật tư, thiết bị so với hồ sơ chất lượng của vật tư, trang thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình; - Chứng kiến công tác thí nghiệm vật tư, thiết bị đầu vào.v.v. b) Kiểm tra, chứng kiến công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiệt bị Tuỳ thuộc vào tính chất công trình có thể chia thành các giai đoạn kiểm tra như sau: - Phần ngầm (Nền, cọc, đài cọc, kết cấu móng, các kết cấu ngầm khác .v.v.); - Phần thân (Kết cấu cột khung, dầm sàn, tường chịu lực, .v.v.); - Phần hoàn thiện (Trát, lát, ốp, sơn, cửa .v.v.); - Phần lắp đặt thiết bị (Điện, nước, .v.v.). Công tác kiểm tra, chứng kiến chủ yếu của các phần này bao gồm: - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu tại hiện trường thi công; - Chứng kiến công tác nghiệm thu bộ phận, hạng mục công trình; - Chứng kiến công tác lắp đặt thiết bị; - Xác suất chứng kiến công tác thí nghiệm cấu kiện thành phẩm của nhà thầu; - Chứng kiến công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu và của chủ đầu tư; - Dùng thiết bị thí nghiệm, kiểm định của trung tâm kiểm tra xác suất 1 số vật tư, cấu kiện chính lấy số liệu đối chứng; - Chứng kiến công tác nghiệm thu vận hành các hệ thống thiết bị, kỹ thuật. Trường hợp 2: Thực hiện chứng nhận chất lượng sau khi công trình đã hoàn thành 1) Xem xét, đánh giá hồ sơ quản lý chất lượng Kiểm tra sự phù hợp Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng của chủ đầu tư theo quy định. Nếu phát hiện bất hợp lý thì yêu cầu chủ đầu tư làm rõ, hoàn thiện thủ tục đúng, đủ làm cơ sở cho việc chứng nhận. 2) Kiểm tra tại hiện trường - Kiểm tra thực tế công trình, đánh giá sơ bộ bằng định tính các dấu hiệu liên quan đến chất lượng; - Kiểm tra xác suất cấu kiện chính bằng thiết bị thí nghiệm, kiểm định của trung tâm; - Đề nghị chủ đầu tư kiểm định chất lượng công trình xây dựng theo quy định; 5.2.3.2.2. Dự toán chi phí 100% chi phí chứng nhận chất lượng được tính bằng 35% chi phí giám sát (Theo Thông tư số 11/2005/TT-BXD về việc hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng của Bộ xây dựng). Tỷ trọng các phần việc được phân chia như sau: 5.2.4 Thành lập Bộ máy, lập kế hoạch và đề cương kiểm tra 5.2.4.1. Thành lập Bộ máy kiểm tra Giám đốc trung tâm ra quyết định thành lập Bộ máy kiểm tra bao gồm Bộ phận thực hiện; người chủ trì; các thành viên. - Các thành viên trong bộ máy kiểm tra đáp ứng đủ các quy định về điều kiện năng lực theo yêu cầu của pháp luật đối với loại công trình; 5.2.4.2. Lập kế hoạch và đề cương kiểm tra - Kế hoạch kiểm tra: lập phương án tổng thể, kế hoạch chi tiết cho việc kiểm tra. - Đề cương kiểm tra: được xác lập chi tiết cho từng loại công việc đối với cấu kiện, hạng mục công trình. "Kế hoạch và đề cương kiểm tra” có thể được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế triển khai. 5.2.5 Thực hiện kiểm tra Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện đúng theo "Kế hoạch kiểm tra” đã lập và được duyệt; Trong quá trình kiểm tra, nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu Trung tâm có thông báo bằng văn bản với chủ đầu tư đề nghị chủ đầu tư làm rõ, khắc phục. Trung tâm kiểm tra sau khi khắc phục (Đưa ra các biện pháp kiểm tra bổ sung nếu cần); Hồ sơ kiểm tra được thành lập đầy đủ để phục vụ cho công tác đánh giá và chứng nhận chất lượng. 5.2.6 Cấp chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình Đoàn kiểm tra lập báo cáo về việc kiểm tra cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình phù hợp với các nội dung đã kiểm tra; 5.2.7 Lưu hồ sơ:
Hồ sơ chứng nhận được tập hợp, bàn giao cho chủ đầu tư 03 bộ và Trung tâm lưu giữ theo quy định.
1. Mục đích:
Làm tài liệu hướng dẫn
công tác kiểm định /[giám định] chất lượng công trình của Trung tâm.
2. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho phòng Kiểm
định và các cán bộ nhân viên được giao nhiệm vụ kiểm định /[giám định] chất
lượng công trình.
3. Tài liệu viện dẫn
(Yêu cầu cập nhật các văn bản quy định hiện hành điều chỉnh trực tiếp công tác
tại thời điểm thực hiện công việc):
Luật xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003;
Luật số 38/2009/QH12
ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản;
Luật Giám định tư pháp
số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012 (nếu công tác là giám định);
Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng;
Nghị định số
85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính Phủ về quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Luật Giám định tư pháp (nếu công tác là giám định);
Thông tư số 03/
2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 của Bộ xây dựng Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám
định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù
hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư số
35/2009/TT-BXD ngày 05/10/2009 của Bộ xây dựng hướng dẫn giám định tư pháp (nếu
công tác là giám định);
5.1.1 Giám đốc Trung tâm
giao nhiệm vụ kiểm định/[giám định] chất lượng công trình cho Phòng Kiểm định
bằng quyết định giao nhiệm vụ. Trong trường hợp Giám đốc giao nhiệm vụ trực
tiếp cho cá nhân trong phòng mà không qua phòng, cá nhân đó có trách nhiệm báo
cáo lại bộ phận mình quản lý để phòng sắp xếp công việc và kế hoạch.
5.1.2 Phòng Kiểm định
tiến hành xem xét hồ sơ, tài liệu, khảo sát hiện trường nếu cần, nếu có vấn đề
gì thì đề xuất với Ban Giám đốc Trung tâm.
5.1.3 Nếu không có vấn
đề gì, tiến hành lập đề cương theo biểu mẫu BM-[KĐ-KĐCL]-ĐC, Trưởng phòng kiểm
định kiểm tra đề cương sau đó chuyển, trao đổi thông tin với khách hàng trước
khi chuyển cho Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm tra.
Trong trường hợp cử
người của Trung tâm đi theo đoàn kiểm tra các cấp để thực hiện nội dung kiểm
định yêu cầu thì bỏ qua bước lập đề cương, trong trường hợp đó Khách hàng (bên
yêu cầu kiểm định) đã có đề cương và người chủ trì của đoàn kiểm định chất
lượng là người bên Khách hàng.
5.1.4 Đề cương sau khi
kiểm tra và duyệt được chuyển cho khách hàng (bên yêu cầu kiểm định) duyệt.
5.1.5 Sau khi Đề cương
và dự toán được duyệt, phòng kiểm định lập kế hoạch triển khai theo theo biểu
mẫu BM-[KĐ-KĐCL]-KHKĐ, trình lãnh đạo Trung tâm duyệt, kế hoach này có thể tùy
biến cho phù hợp từng công việc cụ thể tại thời điểm thực hiện. Mục này không
áp dụng đối với các trường hợp cử người của Trung tâm đi theo đoàn kiểm tra các
cấp và một số trường hợp đặc biệt khác (nếu có).
5.1.6 Sau khi Đề cương,
dự toán và kế hoạch được duyệt phòng kiểm định tiến hành thực hiện công việc
theo đề cương và kế hoạch đã duyệt. Số liệu ghi chép (nếu có) theo các biểu mẫu
biên bản làm việc BM-[KĐ-KĐCL]-BBLV và biểu ghi số liệu hiện trường
BM-[KĐ-KĐCL]-BGSLHT.
5.1.7 Phòng kiểm định
tiến hành Tổng hợp số liệu, xử lý và lập Báo cáo kết quả kiểm định, các căn cứ
để lập Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm: Các hồ sơ của công trình; Đề cương;
Các văn bản ghi nhận trong quá trình làm việc; Các biên bản làm việc; Các kết
quả thử nghiệm (nếu có).
Trưởng phòng Kiểm định
kiểm tra báo cáo kết quả sau đó chuyển Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm
tra, nếu có vấn đề gì sai thì tiến hành kiểm tra để chỉnh sửa, bổ sung lại báo
cáo từ bước trên.
5.1.8 Báo cáo kết quả
chuyển cho Phòng Hành chính - Tổng hợp để gửi lại cho Khách hàng.
6. Hồ sơ - Phụ lục:
PHONG THUY CONSULTANT INVESTMENT CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
- Head office: No 8, Tran Quoc Toan streets, Phu Ly city, Ha Nam province.