Hotline: 079.779.7779


jacob jacob jacob jacob jacob jacob

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phong Thuỷ hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0700450854 cấp lần đầu ngày 30/11/2009 và được đăng ký thay đổi lần 2 ngày 20/04/2011, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 19/06/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Qua thời gian hoạt động, đơn vị chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều công trình trong và ngoài tỉnh thuộc các lĩnh vực được phép kinh doanh. Các công trình đơn vị chúng tôi thực hiện đều đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ, mỹ thuật được Chủ đầu tư đánh giá cao. [Xem tiếp >>]


Phong Thuỷ sở hữu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu thí nghiệm và kiểm định chất lượng các công trình xây dựng trên mọi miền của Tổ quốc. [ Xem tiếp >> ]
•  Hệ thống nén tĩnh
•  Máy uốn, kéo thép
•  Máy nén bê tông 
•  Máy nén Marshall, CBR
•  Máy tách chiết nhựa
•  Máy khoan, cắt
•  Thiết bị đo E đàn hồi
•  Tủ sấy, lò nung
•  Các đồng hồ đo
•  Máy toàn đạc
•  Máy kinh vĩ
•  Máy thủy bình...


      Các dịch vụ tư vấn nhà đất - bất động sản của Phong Thuỷ bao gồm:
      [ Xem tiếp >> ]
  • Dịch vụ môi giới mua - bán, thuê - cho thuê bất động sản
  • Dịch vụ quản lý, tiếp thị các dự án bất động sản
  • Dịch vụ quảng cáo, rao bán, cho thuê bất động sản
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản
  • Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bất động sản
  • Làm các thủ tục trọn gói về giao dịch bất động sản



Quy trình lập dự án
1.    Mục đích:
Quy định trình tự và các bước lập dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm
2.    Phạm vi áp dụng:
áp dụng tại Phòng Tư vấn xây dựng và các bộ phận có liên quan tại Trung tâm. 
3.    Tài liệu viện dẫn:  
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội quy định về hoạt động xây dựng
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định  Số 16/2005/NĐ-CP
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính Phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại nghị định Số 16/2005/NĐ-CP và nghị định số 112/2006/NĐ-CP.
4.    Thuật ngữ:
P. TV        : Phòng Tư vấn xây dựng
P. HC-TH    : Phòng Hành chính - Tổng hợp
5.    Nội dung quy trình:
5.1    Sơ đồ quy trình:
5.2    Mô tả sơ đồ quy trình
5.2.1    Phòng Tư vấn nhận nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch từ Giám đốc Trung tâm theo Phiếu giao nhiệm vụ BM-[KCX-KHĐ]-PGNV.
Phòng Tư vấn tiến hành thu thập hồ sơ thông tin dự án như: Thông tin quy hoạch; Mục tiêu dự án; Tính chất dự án; Nguồn vốn .... để lập nhiệm vụ của dự án trình Giám đốc Trung tâm sau đó chuyển cho Chủ đầu tư phê duyệt
5.2.2    Lập dự án:
Phân loại dự án: Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư: 
-    Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
-    Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
-    Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; 
-    Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
Nội dung dự án: nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 6 của Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:
-    Nội dung phần thuyết minh của dự án:
1)    Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2)    Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
3)    Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
4)    Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
5)    Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
-    Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
1)    Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
2)    Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
b) Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
c) Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình; 
d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
3)    Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình."
        Đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.
5.2.3    Trình duyệt dự án đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư sau khi được Giám đốc Trung tâm phê duyệt được gửi cho Chủ đầu tư để Chủ đầu tư xem xét ký duyệt và gửi cho Cơ quan có Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình của Chủ đầu tư bao gồm:
-    Tờ trình phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục số 2 kèm theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP;
-    Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
-    Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
-    Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia; văn bản chấp thuận bổ sung quy hoạch đối với dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch ngành.
Thẩm quyền và nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng quy định tại mục 5, mục 6 Điều 1 của  nghị định số 112/2006/NĐ-CP.

Quy trình quản lý dự án

1.    Mục đích:
Sử dụng làm co sơ cho hoạt động tư vấn Quản lý dự án của Trung tâm nhằm đáp ứng theo các yêu cầu luật định liên quan.
2.    Phạm vi áp dụng:
áp dụng cho các CBNV tham gia tư vấn Quản lý dự án.
3.    Tài liệu viện dẫn:  
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng
Nghị định 15/ 2013/ NĐ - CP, ngày 06 tháng 02 năm 2013 Nghị định của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về sử a đổi, bổ sung một số điều của nghị định  Số 16/2005/NĐ-CP
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính Phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Thông tư số 12/2005/ TT-BXD ngày 15/07/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
TCXDVN 371:2006   - Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng
4.    Thuật ngữ:
CBNV        : Cán bộ nhân viên
P. HC-TH    : Phòng Hành chính - Tổng hợp
P. KĐ        : Phòng Kiểm định
ATLĐ & VSMT: An toàn lao động và Vệ sinh môi trường
5.    Nội dung quy trình:
5.1    Sơ đồ quy trình:
5.2    Mô tả sơ đồ quy trình:
5.2.1    Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ cho P. Kiểm định và các CBNV trung tâm theo  quyết định thành lập ban quản lý dự án
5.2.2    Ban Quản lý dự án tiến hành xem xét hợp đồng, tập hợp hồ sơ phục vụ cho công việc, hồ sơ bao gồm: Báo cáo kết quả khảo sát của đơn vị khảo sát; Hồ sơ năng lực của đơn vị khảo sát; Thuyết minh dự án và các bản vẽ.
5.2.3    Sau đó tiến hành lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, Ban quản lý dự án sau khi trình Giám đốc Trung tâm xem xét Kế hoạch gửi bản kế hoạch cho Chủ đầu tư xem xét.
5.2.4    Ban Quản lý dự án tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (theo Điều 26 - Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình)
Thiết kế 1 bước: là báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm thuyết minh  + Bản vẽ thi công + Dự toán.
Thiết kế 2 bước: 
-    Thiết kế cơ sở
-    Thiết kế  bản vẽ thi công + Dự toán
Thiết kế 3 bước:
-    Thiết kế cơ sở 
-    Thiết kế kỹ thuật
-    Thiết kế bản vẽ thi công + Dự toán
5.2.5    Tiến hành thẩm tra bản vẽ thiết kế và dự toán thi công, nếu Chủ đầu tư đủ năng lực thì tự tiến hành thẩm tra nếu không đủ năng lực thì thuê đơn vị thẩm tra.
5.2.6    Sau khi đã phê duyệt bản vẽ thiết kế và dự toán thi công tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu: Nhà thầu tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công xây dựng.
5.2.7    Tổ chức Quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng:
Quản lý về chất lượng, khối lượng tiến độ: Kiểm tra chất lượng vật liệu; Kiểm định chất lượng công trình; Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường (Nghị định 15/2013/NĐ-CP)
Chi phí xây dựng: Thanh quyết toán theo hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; theo vốn đầu tư xây dựng công trình giữa Chủ đầu tư với Cơ quan quản lý vốn (theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)
Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình theo các quy định TCXDVN 371:2006 - Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng
5.2.8    Sau khi nghiệm thu bàn giao công trình tiến hành thanh quyết toán giữa Ban quản lý dự án và Chủ đầu tư.
PHONG THUY CONSULTANT INVESTMENT CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
- Head office: No 8, Tran Quoc Toan streets, Phu Ly city, Ha Nam province.
- Tax code: 0700.450.854
- Tel/Fax: 02263.866.886
- Mobile: 079.779.7779
- Email: phongthuy.hn.vn@gmail.com
- Website: phongthuyjsc.com